Hệ thống trường học

Điện thoại: 0978 24 48 78

Tổ chức tập huấn chuyên đề “ Giáo dục và phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trong trường mầm non”

09/12/2019

Sáng ngày 27/04, công ty CPGD Bầu Trời Xanh đã tổ chức buổi tập huấn chuyên đề “Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trong trường mầm non” do bà Trương Thị Việt Liên (Nguyên Trưởng phòng GDMN Sở Giáo dục TPHCM) – Chủ tịch hội đồng sư phạm trực tiếp tập huấn chuyên đề cho tất cả đội ngũ cán bộ quản lý trường và toàn thể giáo viên.

Ở từng giai đoạn phát triển trẻ sẽ thể hiện nhu cầu cảm xúc khác nhau, thông qua buổi tập huấn cô Việt Liên đã truyền cảm hứng, kinh nghiệm và những đặc điểm phát triển tình cảm tâm lý lứa tuổi để giáo viên có thể tiếp cận trẻ một cách hiệu quả nhất.

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện cho trẻ, là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác và là hành trang để trẻ chuẩn bị vào phổ thông.

(Bà Trương Thị Việt Liên – CTHĐSP – Nguyên Trưởng phòng GDMN trực tiếp hướng dẫn chuyên đề)


Ở lớp lá, là khối lớp mà trẻ sắp bước vào một môi trường học tập mới, vì thế ta cần hình thành cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết để trẻ thích nghi với môi trường học tập mới. Ví dụ như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác làm việc và chia sẻ với bạn bè.

Tuy nhiên tùy từng độ tuổi, từng cá nhân mỗi trẻ mà giáo viên sẽ có phương pháp giảng dạy và hướng dẫn thích hợp.

(Đội ngũ giáo viên các trường tham dự chuyên đề)


Các chuẩn mực về hành vi lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục trẻ

Công ty CPGD Bầu Trời Xanh hướng đến việc xây dựng cho các giáo viên phải vun đắp tình cảm và các kỹ năng xã hội cho trẻ ngay từ ban đầu.

Chẳng hạn về mặt phát triển tình cảm, trẻ từ 6  – 12 tháng tuổi thích biểu lộ sự giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ của người giao tiếp cùng. Trẻ biểu lộ các cảm xúc với người xung quanh, thích chơi với các đồ vật chuyển động có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm thanh. Nhưng trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi sẽ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ lời nói với người khác, nhận ra được trạng thái cảm xúc, vui buồn, sợ hãi; biểu lộ cảm xúc này qua nét mặt, cử chỉ, biểu lộ  sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lời nói với người khác. Trẻ nhận biết trạng thái cảm xúc, vui buồn, sợ hãi và trẻ biểu lộ cảm xúc này qua nét mặt cử chỉ, trẻ biểu lộ sự thân thiện với các đối tượng thú vị xung quanh như con vật, đồ vật.

Giai đoạn Mẫu Giáo, giáo viên cũng cần bồi đắp tình cảm cho trẻ bằng cách dạy cho trẻ cách nhận thức về bản thân, nhận biết cảm xúc, thể hiện cảm xúc và yêu thương mọi người xung quanh. Về kỹ năng xã hội, cần dạy cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng thực hiện các quy tắc quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng, kỹ năng giao tiếp có văn hóa, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tôn trọng sự khác biệt, kỹ năng quan tâm chia sẻ cảm thông, kỹ năng chăm sóc và bảo vệ môi trường.

(Đội ngũ giáo viên các trường tham dự chuyên đề để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn)


Đặc biệt, giai đoạn mầm non trẻ luôn có khuynh hướng bắt chước người lớn. Vì thế, giáo viên và các bậc phụ huynh phải luôn chuẩn mực về hành vi lời nói, thái độ để trẻ học theo. Việc giáo dục tình cảm và phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ ở trường mầm non là bước đệm để trẻ phát triển tốt trong tương lai.

Có thể nói giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ qua trải nghiệm, qua hoạt động thực tế và bằng việc tương tác, thay đổi bản thân để phù hợp với môi trường sống là một biện pháp hay, sinh động, hấp dẫn. Thông qua đó nhằm giúp trẻ khẳng định và tỏa sáng với cộng đồng.

Đăng ký tham quan trường